Vị bác sĩ chuyên 'sửa lỗi tạo hóa 0 đồng' cho người nghèo
Ở hàng hậu vệ, đội tuyển Thái Lan đã không còn dám thử nghiệm giống như các trận đấu trước đó. HLV Masatada Ishii (người Nhật Bản) của đội tuyển Thái Lan sử dụng cặp trung vệ có rất nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế, gồm Pansa Hemviboon và Chalermsak Aukkee để đối đầu với Philippines. Sau khi "ráp" các trung vệ này vào đội hình của mình, vị HLV người Nhật Bản đang dẫn dắt đội bóng xứ sở chùa vàng cũng đã hé lộ bộ khung tốt nhất của đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup.Bộ khung này gồm thủ môn Patiwat Khammai (1,86 m) đứng trong khung thành. Các trung vệ gồm Pansa Hemviboon (1,90 m) và Chalermsak Aukkee (1,86 m). Những tiền vệ trung tâm của đội tuyển Thái Lan có Weerathep Pomphan (1,82 m) và William Weidersjo (1,82 m). Chơi cao nhất trong sơ đồ chiến thuật của Thái Lan là trung phong Patrik Gustavsson (1,84 m).Không khó để nhận ra bộ khung theo trục dọc từ thủ môn, lên đến trung vệ, tiền vệ trung tâm và trên cùng là trung phong của đội tuyển Thái Lan rất cao lớn. Thể hình của họ không khác một đội bóng châu Âu. Cựu HLV đội tuyển U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét: "Tôi ấn tượng với thể hình của các cầu thủ Thái Lan. Nếu như trước đây Thái Lan chỉ mới sử dụng các cầu thủ có ưu thế về thể hình ở vị trí trung vệ, thì hiện tại họ sử dụng nhiều cầu thủ có thể hình tốt ở nhiều vị trí khác nhau. Đây là tư duy phát triển hiện đại, hướng đến những sân chơi lớn".Thể hình tốt, đấy là lý do trung vệ đội tuyển Thái Lan Chalermsak Aukkee cho biết anh và các đồng đội không hề e ngại trung phong Nguyễn Xuân Son bên phía đội tuyển Việt Nam. Chalermsak Aukkee phát biểu: "Tôi không rõ Xuân Son mạnh mẽ như thế nào, nhưng đội tuyển Thái Lan có trung vệ Jonathan Khemdee còn khỏe hơn cả Xuân Son".Jonathan Khemdee là người được sử dụng từ nửa sau của hiệp 2 trận Thái Lan tiếp Philippines ở trận bán kết lượt về tối 30.12. Cầu thủ này vào sân nhằm tăng cường khả năng chống bóng bổng, tăng cường khả năng tranh chấp tay đổi cho đội tuyển Thái Lan. Jonathan Khemdee cao lớn (1,90 m), có ưu thế rõ ràng trong những tình huống 1 đối 1 với các tiền đạo đối phương.Xung quanh trục dọc mạnh mẽ về mặt thể lực và thể hình, đội tuyển Thái Lan bổ sung thêm những kỹ thuật gia, nhằm giúp cho lối đá của họ nhuần nhuyễn hơn, đa dạng hơn. Tiền đạo Suphanat Mueanta, các tiền vệ Worachit Kanitsribampen, Ben Davis, hay Supachok Sarachat là những cầu thủ sở hữu kỹ thuật cá nhân rất tốt. Họ giỏi đi bóng qua người, giỏi phối hợp trên mặt sân, giúp cho lối chơi của đội tuyển Thái Lan trở nên đa dạng.Trong số này, Supachok Sarachat là người được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò của tiền vệ nhạc trưởng Chanathip Songkrasin ở đội tuyển Thái Lan. Sau toàn bộ quá trình vòng bảng không thi đấu phút nào, Supachok Sarachat xuất hiện ngày một nhiều hơn ở 2 lượt trận bán kết gặp Philipppines. Điều đó chứng tỏ HLV Masatada Ishii của Thái Lan muốn sử dụng Supachok Sarachat cho giai đoạn căng thẳng nhất của AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam vì thế cần nâng cao cảnh giác trước đối thủ.Tín hiệu tích cực là sau khi Thái Lan lộ đội hình mạnh nhất, đội tuyển Việt Nam có lẽ cũng đã thấy được điểm mạnh và điểm yếu của đội bóng xứ sở chùa vàng. Điều quan trọng với chúng ta trong trận chung kết là phương án ngăn chặn đối thủ, đồng thời phát huy những điểm mạnh nhất của mình. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanViệt Nam sẽ bán gạo ‘xanh’ và không khí sạch
Evoque 2020 mới trở nên "cơ bắp" hơn đời cũ
Dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên khối ngành kỹ thuật
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Vừa tốt nghiệp ở Việt Nam, nhận học bổng tiến sĩ khoa học máy tính tại Mỹ
Theo quyết định số 11 ngày 23.1 của Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí, năm 2025 thanh tra theo kế hoạch gồm có các tòa:Vụ Giám đốc kiểm tra I TAND tối cao.Vụ Giám đốc kiểm tra II TAND tối cao.TAND cấp cao tại Hà Nội.TAND cấp cao tại TP.HCM.TAND TP.Hà Nội và 4 đơn vị TAND cấp huyện TP.Hà Nội.TAND tỉnh và 2 TAND cấp huyện của các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Đồng Nai và Kiên Giang.Căn cứ tình hình thực tiễn, TAND tối cao sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại một số TAND khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý.Theo yêu cầu công tác, Chánh án TAND tối cao chỉ đạo một số TAND tự tiến hành thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả về TAND tối cao (thông qua thanh tra). TAND tối cao sẽ xem xét, đánh giá kết quả thanh tra của tòa cấp dưới và tiến hành thanh tra lại khi xét thấy cần thiết.Đoàn thanh tra lựa chọn một số hoặc tất cả nội dung sau:Thanh tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ.Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, người giữ chức danh tư pháp trong tòa án theo quy định của pháp luật và các quy định của tòa án.Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị về các mặt công tác: tổ chức, cán bộ; đầu tư xây dựng cơ bản; tài chính, kế toán; thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân và công tác khác theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng.Thực hiện chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng gắn thanh tra công vụ với kiểm tra nghiệp vụ.Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; xác định thanh tra, kiểm tra là một trong các biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu.Chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, công chức trong đơn vị, nhất là hành vi lợi dụng nhiệm vụ để tham nhũng, tiêu cực phải xử lý nghiêm để làm gương. Đồng thời chủ động rà soát, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp đối với cấp có thẩm quyền để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.Qua thanh tra, kiểm tra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong tòa án. Từ đó kịp thời có các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.Kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tòa án, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra…Việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có nội dung, đề cương cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.Kết thúc thanh tra phải có báo cáo, kết luận một cách khách quan, toàn diện và công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật. Mục đích để đối tượng thanh tra và các đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả, xử lý các sai phạm (nếu có), và có biện pháp chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác.